MacBook hoạt động chậm hoặc bạn muốn sang nhượng máy cho chủ mới thì đặt máy lại trạng thái ban đầu là việc nên làm. Bài viết này sẽ thông tin đến bạn cách reset MacBook, khôi phục cài đặt gốc MacBook đơn giản, áp dụng cho cả MacBook Air và MacBook Pro.
1. Những trường hợp cần reset lại MacBook
Có khá nhiều nguyên nhân và trường hợp mà bạn cần phải reset lại chiếc laptop của mình, có thể kể đến như:
- Máy chậm và muốn cài đặt lại để cải thiện tốc độ.
- Hệ điều hành đang sử dụng không tương thích với các ứng dụng.
- Muốn quay lại hệ điều hành ban đầu.
- Hệ điều hành đang sử dụng gặp xung đột phần mềm.
- Muốn reset lại máy để chuyển nhượng cho người khác sử dụng.
2. Những lưu ý trước khi reset MacBook
– Sao lưu dữ liệu
Khôi phục cài đặt gốc sẽ làm mất tất cả dữ liệu có trên máy của bạn như ảnh, video, nhạc, tin nhắn,… Do đó, bạn nên sao lưu lại các dữ liệu quan trọng để có thể sử dụng sau khi cài đặt lại máy.
Có 2 cách sao lưu bạn có thể tham khảo:
- Cách 1: Sao lưu dữ liệu với Time Machine.
- Cách 2: Sao lưu dữ liệu với iCloud.
Đăng xuất khỏi iTunes
Nếu máy Mac của bạn đang dùng macOS Mojave (10.14) hoặc phiên bản cũ hơn thì nên đăng xuất tài khoản iTunes trước khi reset máy.
Để đăng xuất iTunes, bạn thực hiện như sau:
- Bước 1: Mở iTunes trên MacBook.
- Bước 2: Trên thanh menu, bạn chọn Account (Tài khoản) > Chọn Authorizations (Uỷ quyền) > Chọn Deauthorize This Computer (Hủy cấp phép Máy tính Này).
- Bước 3: Hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập Apple ID và mật khẩu. Sau khi nhập xong, bạn nhấn Deauthorize để hoàn tất việc đăng xuất iTunes.
Đăng xuất khỏi iCloud
Với máy sử dụng phiên bản macOS Catalina(10.15) hoặc phiên bản mới hơn, việc đăng xuất tài khoản iCloud tiến hành như sau:
- Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Apple ở góc trái màn hình > Chọn System Preferences (Tùy chọn Hệ thống).
- Bước 2: Chọn Apple ID (ID Apple).
- Bước 3: Chọn Overview (Tổng quan) > Nhấn vào Sign Out (Đăng xuất).
Sau đó, bạn sẽ được hỏi liệu có muốn giữ lại bản sao dữ liệu iCloud của mình trên máy Mac này hay không. Bạn có thể nhấn Keep a Copy (Giữ lại Bản sao) vì bạn sẽ cài đặt lại máy Mac của mình sau này. Dữ liệu trên iCloud vẫn còn trên bất kỳ thiết bị nào mà bạn đã đăng nhập vào iCloud bằng Apple ID của bạn.
Đảm bảo WiFi ổn định
Đường truyền không ổn định sẽ làm việc khôi phục diễn ra lâu hơn và có thể bị lỗi trong quá trình cài đặt. Vì thế, bạn nên kiểm tra kết nối WiFi trước khi reset máy.
Đảm bảo nguồn điện cho laptop
Việc cài đặt lại máy khá tốn thời gian, vì vậy bạn nên chắc rằng lượng pin máy đã được cung cấp đủ. Hoặc bạn có thể cắm sạc trong suốt quá trình khôi phục để đảm bảo nguồn điện cho máy.
Tắt tính năng Secure Boot (chip Apple T2)
Để việc reset MacBook được trôi chảy và không gặp sự cố, nếu máy của bạn sử dụng chip Apple T2 thì bạn nên tắt đi tính năng Secure Boot.
Cách reset MacBook đơn giản và chi tiết
Sau khi đã sao lưu xong các dữ liệu và đăng xuất tài khoản ra các ứng dụng, bạn có thể khôi phục cài đặt gốc cho MacBook.
Bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn sau để cài đặt lại MacBook.
– Bước 1: Khởi động lại máy tính
Đầu tiên, bạn nhấn vào biểu tượng Apple ở góc trái màn hình > Chọn Restart (Khởi động lại).
– Bước 2: Sử dụng tổ hợp phím
Sau khi MacBook khởi động lại, bạn hãy nhấn và giữ một trong những tổ hợp phím sau tùy vào tác vụ mà bạn muốn thực hiện cho đến khi đến khi thấy logo Apple xuất hiện, bao gồm:
+ Cài đặt phiên bản mới nhất của macOS tương thích với máy tính: Ấn tổ hợp phím
Nghĩa là nếu MacBook đang chạy hệ điều hành macOS Catalina 10.15.1 và bạn bấm tổ hợp phím trên, thì sau khi cài đặt lại, hệ điều hành lúc này sẽ là phiên bản cao nhất Apple hỗ trợ cho máy của bạn. Chẳng hạn như macOS Catalina 10.15.2 hoặc macOS Catalina 10.15.3,…
+ Cài đặt lại phiên bản macOS mà bạn đang sử dụng trên máy Mac của mình: Ấn tổ hợp phím
Nghĩa là nếu MacBook của bạn đang chạy hệ điều hành macOS Catalina 10.15.1 và bạn bấm tổ hợp phím trên, thì sau khi khôi phục cài đặt gốc xong, hệ điều hành trên máy vẫn là macOS Catalina 10.15.1.
– Bước 3: Xóa dữ liệu trên ổ cứng
Sau khi nhấn phím xong, một cửa sổ macOS Utilities sẽ xuất hiện. Để khôi phục cài đặt gốc, đồng thời đưa MacBook trở về trạng thái như vừa mới mua, bạn nhấn vào tùy chọn Disk Utility > Chọn Continue (Tiếp tục).
Tiếp theo, bạn chọn Macintosh HD > Chọn mục Erase (Xoá).
Sau đó, hệ thống sẽ hiện một mục nhằm xác nhận bạn có muốn xóa Macintosh HD hay không. Tại bước này, nên chắc rằng format được chọn là Mac OS Extended (Journaled). Bạn kiểm tra lại format và chọn Erase (Xoá).
– Bước 4: Cài đặt lại macOS
Sau khi xóa xong, bạn thoát khỏi Disk Utility, lúc này hệ thống sẽ đưa bạn trở về cửa sổ macOS Utilities.
Bạn nhấn vào Reinstall macOS > Chọn Continue (Tiếp tục).
Tiếp đến, bạn làm theo hướng dẫn để cài đặt hệ điều hành cho máy Mac. Nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng máy này thì sau khi khôi phục xong, bạn tiến hành đặt lại các thông tin như lúc mới mua máy là được.
Trong trường hợp bạn quyết định khôi phục máy để sang nhượng hay bán cho người khác thì sau khi reset máy xong, bạn có thể nhấn tổ hợp phím
4. Cách Set Up lại MacBook sau khi reset
Sau khi tiến hành reset MacBook, nếu tiếp tục sử dụng thì bạn phải thực hiện setup lại máy.
– Chọn vùng
Sau khi khởi động, MacBook sẽ yêu cầu bạn lựa chọn quốc gia. Sau khi chọn, bạn vẫn có thể thay đổi trong Bảng điều khiển (System Preferences) ở mục Ngôn ngữ & Văn bản (Language & Region).
– Chọn keyboard Layout
Nếu bạn chọn vùng là Việt Nam, MacBook sẽ đề xuất ABC và Tiếng Việt làm bàn phím tiêu chuẩn. Bạn chỉ cần click Tiếp tục là máy sẽ được tích hợp hai ngôn ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Việt (bộ gõ Telex).
– Phục hồi dữ liệu từ Time Machine
Nếu bạn đang sử dụng bản sao lưu Time Machine từ một máy Mac khác, bạn có thể kết nối ổ đĩa. Sau khi kết nối ổ đĩa và nhấp vào Tiếp theo và làm theo các bước hướng dẫn để di chuyển dữ liệu.
– Đăng nhập Apple ID
Tiếp đến, bạn tiến hành nhập ID Apple. Nếu không thích nhập Apple ID vào lúc này, bạn có thể nhấp vào Thiết lập sau (Set Up Later).
– Đặt tên và mật khẩu cho MacBook
Để sử dụng, bạn cần đặt tên và mật khẩu cho MacBook của mình. Bạn có thể sử dụng tên và mật khẩu cũ trước đó hoặc thay đổi hoàn toàn.
– Tùy chọn FileVault
Ở mục này, bạn nên tắt, bỏ chọn các mục. Đây là tính năng giúp mã hoá các thông tin của bạn trên máy. Chi khi được kích hoạt mở khóa mới có thể khởi động hoặc mở khóa ổ đĩa. Sau khi mở khóa, những người dùng khác (bao gồm Guest User) cũng có thể sử dụng máy tính cho đến khi tắt máy.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn có thể khôi phục lại máy MacBook thành công. Cảm ơn vì đã theo dõi và hẹn gặp lại trong các chủ đề tiếp theo!